Bài tập chuỗi phản ứng
Câu 1: Cho kim loại M và các hợp chất X, Y, Z thỏa mãn các phương trình hóa học sau:
\[\begin{gathered}
(a)\,\,2M + 3C{l_2}\xrightarrow{{{t^0}}}2MC{l_3}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(b)\,\,2M + 6HCl\xrightarrow{{}}2MC{l_3} + 3{H_2} \hfill \\
(c)\,\,2M + 2X + 2{H_2}O\xrightarrow{{}}2Y + 3{H_2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(d)\,\,Y + C{O_2} + 2{H_2}O\xrightarrow{{}}Z + KHC{O_3} \hfill \\
\end{gathered} \]
Các chất X, Y, Z lần lượt là: (PTQG 2018)
A. NaOH, NaCrO2, Cr(OH)3.
B. NaOH, NaAlO2, Al(OH)3.
C. KOH, KCrO2, Cr(OH)3.
D. KOH, KAlO2, Al(OH)3.
Câu 2: Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
C3H4O2 + NaOH\(\:\:\longrightarrow \:\:\)X + Y ; X + H2SO4 loãng\(\:\:\longrightarrow \:\:\)Z + T
Biết Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Hai chất Y, Z tương ứng là: (ĐH A 2008)
A. CH3CHO, HCOOH.
B. HCOONa, CH3CHO.
C. HCHO, CH3CHO.
D. HCHO, HCOOH.
Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng:
(1) X + O2 \(\;\;\overset{xt,\,t^{0} }{\longrightarrow} \;\;\)axit cacboxylic Y1
(2) X + H2\(\;\;\overset{xt,\,t^{0} }{\longrightarrow} \;\;\)ancol Y2
(3) Y1 + Y2 \(\;\;\overset {{\text{xt}}{\text{, }}{{\text{t}}^{_{^{\text{o}}}}}} \leftrightarrows \;\;\)Y3 + H2O.
Biết Y3 có công thức phân tử C6H10O2. Tên gọi của X là (ĐH B 2011)
A. anđehit propionic.
B. anđehit acrylic.
C. anđehit metacrylic.
D. anđehit axetic.
Câu 4: Cho sơ đồ chuyển hóa: CH3CH2Cl\(\,\,\xrightarrow{{ +KCN}}\;\;\)X\(\,\,\xrightarrow{{ H_3O^+,\,t^o}}\;\;\)Y.
Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là: (ĐH A 2009)
A. CH3CH2NH2, CH3CH2COOH.
B. CH3CH2CN, CH3CH2COONH4.
C. CH3CH2CN, CH3CH2COOH.
D. CH3CH2CN, CH3CH2CHO.
Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng: NaCl\(\:\:\longrightarrow \:\:\)(X)\(\:\:\longrightarrow \:\:\)NaHCO3\(\:\:\longrightarrow \:\:\)(Y)\(\:\:\longrightarrow \:\:\)NaNO3. X và Y có thể là (CAO ĐẲNG 2007)
A. Na2CO3 và NaClO.
B. NaOH và Na2CO3.
C. NaClO3 và Na2CO3.
D. NaOH và NaClO.
Câu 6: Cho sơ đồ phản ứng: \(Cr\xrightarrow{{{t^0},\,C{l_2}\,dư }}X\xrightarrow{{ + \,\,\,KOH\,(đặc\,dư \,) + C{l_2}}}Y\).
Biết Y là hợp chất của crom. Hai chất X và Y lần lượt là (CAO ĐẲNG 2012)
A. CrCl2 và K2CrO4.
B. CrCl3 và K2CrO4.
C. CrCl2 và Cr(OH)3.
D. CrCl3 và K2Cr2O7.
Câu 7: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: \[{K_2}C{r_2}{O_7}\xrightarrow{{ + FeS{O_4} + {H_2}S{O_4}}}X\xrightarrow{{ + NaOH\,\,đặc}}Y\xrightarrow{{ + (B{r_2} + NaOH)}}Z\]
Biết X, Y và Z là các hợp chất của crom. Hai chất Y và Z lần lượt là (Đề Minh Họa)
A. Cr(OH)3 và Na2CrO4.
B. Cr2(SO4)3 và NaCrO2.
C. Cr(OH)3 và NaCrO2.
D. NaCrO2 và Na2CrO4.
Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng: C2H2\(\:\:\longrightarrow \:\:\)X\(\:\:\longrightarrow \:\:\)CH3COOH. Trong sơ đồ trên mỗi mũi tên là một phản ứng, X là chất nào sau đây? (ĐH A 2013)
A. CH3COONa.
B. HCOOCH3.
C. CH3CHO.
D. C2H5OH.
Câu 9: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: CaO\(\,\,\xrightarrow{{+X}}\;\;\) CaCl2 \(\,\,\xrightarrow{{+Y}}\;\;\)Ca(NO3)2\(\,\,\xrightarrow{{ +Z}}\;\;\)CaCO3. Công thức của X, Y, Z lần lượt là: (CAO ĐẲNG 2010)
A. HCl, AgNO3, (NH4)2CO3.
B. Cl2, HNO3, CO2.
C. Cl2, AgNO3, MgCO3.
D. HCl, HNO3, Na2CO3.
Câu 10: Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
\[{\text{Toluen}}\xrightarrow[{{\text{Fe}}{\text{, }}{{\text{t}}^{\text{o}}}}]{{{\text{B}}{{\text{r}}_{\text{2}}}{\text{ (1:1)}}}}{\text{X}}\xrightarrow[{{{\text{t}}^{\text{o}}}{\text{, p}}}]{{{\text{NaOH dư }}}}{\text{Y}}\xrightarrow[{}]{{{\text{HCl dư }}}}{\text{Z}}{\text{.}}\]
Trong đó X, Y, Z đều là hỗn hợp của các chất hữu cơ. Z có thành phần chính gồm (ĐH B 2008)
A. o-bromtoluen và p-bromtoluen.
B. o-metylphenol và p-metylphenol.
C. m-metylphenol và o-metylphenol.
D. benzyl bromua và o-bromtoluen.
Câu 11: Ba dung dịch A, B, C thoả mãn:
– A tác dụng với B thì có kết tủa xuất hiện;
– B tác dụng với C thì có kết tủa xuất hiện;
– A tác dụng với C thì có khí thoát ra. A, B, C lần lượt là: (Đề Minh Họa)
A. Al2(SO4)3, BaCl2, Na2CO3.
B. NaHSO4, BaCl2, NaNO3.
C. Al2(SO4)3, Ba(OH)2, NaHSO4.
D. FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3.
Câu 12: Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe(NO3)3\(\,\,\xrightarrow{{ t^o}}\;\;\)X\(\,\,\xrightarrow{{+CO\,dư\,t^o}}\;\;\)Y\(\,\,\xrightarrow{{ FeCl_3}}\;\;\)Z\(\,\,\xrightarrow{{ +T}}\;\;\)Fe(NO3)3.
Các chất X và T lần lượt là (ĐH B 2012)
A. FeO và NaNO3.
B. FeO và AgNO3.
C. Fe2O3 và AgNO3.
D. Fe2O3 và Cu(NO3)2.
Câu 13: Cho sơ đồ các phản ứng:
X + NaOH(dung dịch) \(\,\,\xrightarrow{{ t^o}}\;\;\)Y + Z ; Y + NaOH(rắn)\(\,\,\xrightarrow{{CaO,\; t^o}}\;\;\)T + P
T \(\,\,\xrightarrow{{ 1500^oC}}\;\;\)Q + H2 ; Q + H2O\(\,\,\xrightarrow{{ xt,\,t^o}}\;\;\)Z.
Trong sơ đồ trên, X và Z lần lượt là: (ĐH A 2013)
A. HCOOCH=CH2 và HCHO.
B. CH3COOC2H5 và CH3CHO.
C. CH3COOCH=CH2 và CH3CHO.
D. CH3COOCH=CH2 và HCHO.
Câu 14: Cho dãy chuyển hóa sau: \(X\xrightarrow{{C{O_2} + {H_2}O}}Y\xrightarrow{{NaOH}}X\) . Công thức của Y là (Đề Minh Họa)
A. Ca(HCO3)2
B. CaO
C. Ca(OH)2
D. CaCO3
Câu 15: Cho các phản ứng sau:
H2S + O2 (dư)\(\,\,\xrightarrow{{t^o}}\;\;\)Khí X + H2O ;
NH3 + O2\(\,\,\xrightarrow{{ Pt,\,850^oC}}\;\;\)Khí Y + H2O ;
NH4HCO3 + HCl loãng\(\:\:\longrightarrow \:\:\)Khí Z + NH4Cl + H2O.
Các khí X, Y, Z thu được lần lượt là: (ĐH B 2008)
A. SO2, N2, NH3.
B. SO3, N2, CO2.
C. SO2, NO, CO2.
D. SO3, NO, NH3.
Câu 16: Cho sơ đồ phản ứng:
(a) X + H2O\(\,\,\xrightarrow{{xt}}\;\;\)Y
(b) Y + AgNO3 + NH3 + H2O\(\:\:\longrightarrow \:\:\)amoni gluconat + Ag + NH4NO3
(c) Y\(\,\,\xrightarrow{{xt}}\;\;\)E + Z
(d) Z + H2O\(\,\,\xrightarrow{{as\,diệp\,lục}}\;\;\)X + G
X, Y, Z lần lượt là: (ĐH A 2012)
A. Xenlulozơ, fructozơ, cacbon đioxit.
B. Xenlulozơ, saccarozơ, cacbon đioxit.
C. Tinh bột, glucozơ, etanol.
D. Tinh bột, glucozơ, cacbon đioxit.
Câu 17: Cho sơ đồ: \[{{\text{C}}_{\text{6}}}{{\text{H}}_{\text{6}}}\xrightarrow[{{\text{Fe}}{\text{, }}{{\text{t}}^{\text{o}}}}]{{{\text{ + C}}{{\text{l}}_{\text{2}}}{\text{ (tỉ lệ mol 1:1)}}}}{\text{X}}\xrightarrow[{{{\text{t}}^{\text{o}}}{\text{ cao}}{\text{, p cao}}}]{{{\text{ + NaOH đặc}}{\text{, dư }}}}{\text{Y}}\xrightarrow[{}]{{{\text{ + axit HCl}}}}{\text{Z}}{\text{.}}\]
Hai chất hữu cơ Y, Z lần lượt là: (ĐH A 2007)
A. C6H6(OH)6, C6H6Cl6.
B. C6H5OH, C6H5Cl.
C. C6H4(OH)2, C6H4Cl2.
D. C6H5ONa, C6H5OH.
Câu 18: Cho các sơ đồ phản ứng sau:
C8H14O4 + NaOH \(\:\:\longrightarrow \:\:\)X1 + X2 + H2O
X1 + H2SO4 \(\:\:\longrightarrow \:\:\)X3 + Na2SO4
X3 + X4 \(\:\:\longrightarrow \:\:\)Nilon-6,6 + H2O
Phát biểu nào sau đây đúng? (Đề Minh Họa)
A. Nhiệt độ sôi của X2 cao hơn axit axetic.
B. Nhiệt độ nóng chảy của X3 cao hơn X1.
C. Dung dịch X4 có thể làm quỳ tím chuyển màu hồng.
D. Các chất X2, X3 vàX 4 đều có mạch cacbon không phân nhánh.
Câu 19: Cho sơ đồ chuyển hóa: CH3CH2Cl\(\,\,\xrightarrow{{ +KCN}}\;\;\)X\(\,\,\xrightarrow{{ H_3O^+,\,t^o}}\;\;\)Y.
Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là: (CAO ĐẲNG 2011)
A. CH3CH2CN và CH3CH2COOH.
B. CH3CH2CN và CH3CH2OH.
C. CH3CH2NH2 và CH3CH2COOH.
D. CH3CH2CN và CH3CH2CHO.
Câu 20: Cho phản ứng : NaX(rắn) + H2SO4 (đặc) \(\,\,\xrightarrow{{t^o}}\;\;\)NaHSO4 + HX (khí)
Các hiđro halogenua (HX) có thể điều chế theo phản ứng trên là (ĐH A 2014)
A. HCl, HBr và HI.
B. HF và HCl.
C. HBr và HI.
D. HF, HCl, HBr và HI.
Câu 21: Cho sơ đồ phản ứng: Al2(SO4)3 \(\:\:\longrightarrow \:\:\)X \(\:\:\longrightarrow \:\:\)Y\(\:\:\longrightarrow \:\:\)Al.
Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng, các chất X, Y lần lượt là những chất nào sau đây? (ĐH A 2013)
A. Al(OH)3 và NaAlO2.
B. Al2O3 và Al(OH)3.
C. Al(OH)3 và Al2O3.
D. NaAlO2 và Al(OH)3.
Câu 22: Cho sơ đồ chuyển hoá: Triolein\(\,\,\xrightarrow{{+H_2\,dư\,(Ni,\,t^o)}}\;\;\)X\(\,\,\xrightarrow{{+NaOH\,dư,\,t^o}}\;\;\)Y\(\,\,\xrightarrow{{+HCl}}\;\;\)Z.
Tên gọi của Z là (ĐH A 2010)
A. axit oleic.
B. axit panmitic.
C. axit linoleic.
D. axit stearic.
Câu 23: Cho sơ đồ phản ứng:
Este X (C4HnO2)\(\,\,\xrightarrow{{ NaOH,\,t^o}}\;\;\)Y\(\,\,\xrightarrow{{ AgNO_3/NH_3,\,t^o}}\;\;\)Z\(\,\,\xrightarrow{{ NaOH,\,t^o}}\;\;\)C2H3O2Na. Công thức cấu tạo của X thỏa mãn sơ đồ đã cho là (CAO ĐẲNG 2012)
A. HCOOCH2CH2CH3.
B. CH3COOCH2CH3.
C. CH2=CHCOOCH3.
D. CH3COOCH=CH2.
Câu 24: : Cho sơ đồ phản ứng: NH3\(\xrightarrow[{{1:1}}]{{+CH_3I}}\)X\(\,\,\xrightarrow{{+HONO}}\;\;\)Y\(\,\,\xrightarrow{{+CuO,\,t^o}}\;\;\)Z.
Biết Z có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Hai chất Y và Z lần lượt là: (ĐH A 2014)
A. CH3OH, HCHO.
B. C2H5OH, CH3CHO.
C. C2H5OH, HCHO.
D. CH3OH, HCOOH.
Câu 25: Cho sơ đồ phản ứng:
(1) CH3CHO\(\,\,\xrightarrow{{+HCN}}\;\;\)X1 \(\xrightarrow[{{H^+,\,t^o}}]{{+H_2O}}\)X2
(2) C2H5Br \(\xrightarrow[{{ete}}]{{+Mg}}\)Y1\(\,\,\xrightarrow{{+CO_2}}\;\;\)Y2\(\,\,\xrightarrow{{+HCN}}\;\;\)Y3.
Các chất hữu cơ X1, X2, Y1, Y2, Y3 là các sản phẩm chính. Hai chất X2, Y3 lần lượt là (ĐH B 2011)
A. axit axetic và axit propanoic.
B. axit axetic và ancol propylic.
C. axit 2-hiđroxipropanoic và axit propanoic.
D. axit 3-hiđroxipropanoic và ancol propylic.
Câu 26: Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C5H10O. Chất X không phản ứng với Na, thoả mãn sơ đồ chuyển hoá sau: X\(\,\,\,\xrightarrow[{{Ni,\,t^o}}]{{+H_2}}\,\,\,\)Y\(\,\,\,\xrightarrow[{{H_2SO_4\,đặc}}]{{+CH_3COOH}}\,\,\,\)Este có mùi chuối chín.
Tên của X là (ĐH B 2010)
A. 3-metylbutanal.
B. 2,2-đimetylpropanal.
C. 2-metylbutanal.
D. pentanal.
Câu 27: Cho dãy chuyển hoá sau: Phenol\(\,\,\xrightarrow{{+X}}\;\;\)Phenyl axetat\(\,\,\xrightarrow{{+NaOH\,dư,\,t^o}}\;\;\)Y (hợp chất thơm). Hai chất X, Y trong sơ đồ trên lần lượt là: (ĐH A 2009)
A. axit axetic, natri phenolat.
B. anhiđrit axetic, natri phenolat.
C. axit axetic, phenol.
D. anhiđrit axetic, phenol.
Câu 28: Cho sơ đồ phản ứng: Stiren \(\xrightarrow[{{H^+,\,t^o}}]{{+H_2O}}\) X \(\,\,\xrightarrow{{+CuO,\,t^o}}\;\;\) Y \(\xrightarrow[{{H^+}}]{{+Br_2}}\) Z.
Trong đó X, Y, Z đều là các sản phẩm chính. Công thức của X, Y, Z lần lượt là: (ĐH B 2010)
A. C6H5CHOHCH3, C6H5COCH3, m-BrC6H4COCH3.
B. C6H5CH2CH2OH, C6H5CH2CHO, C6H5CH2COOH.
C. C6H5CH2CH2OH, C6H5CH2CHO, m-BrC6H4CH2COOH.
D. C6H5CHOHCH3, C6H5COCH3, C6H5COCH2Br.
Câu 29: Cho sơ đồ chuyển hoá:
C3H6\(\,\,\xrightarrow{{dd\,Br_2}}\;\;\)X\(\,\,\xrightarrow{{NaOH}}\;\;\)Y\(\,\,\xrightarrow{{CuO,\,t^o}}\;\;\)Z\(\,\,\xrightarrow{{O_2,\,xt}}\;\;\)T\(\,\,\xrightarrow{{CH_3OH,\,t^o,\,xt}}\;\;\)E (Este đa chức).
Tên gọi của Y là (ĐH A 2010)
A. propan-1,3-điol.
B. propan-2-ol.
C. propan-1,2-điol.
D. glixerol.
Câu 30: Cho dãy chuyển hoá sau:
Benzen \(\xrightarrow[{{xt,\,t^o}}]{{+C_2H_4}}\) X \(\xrightarrow[{{1:1}}]{{+Br_2,\,as}}\) Y \(\xrightarrow[{{t^o}}]{{+KOH/C_2H_5OH}}\) Z (trong đó X, Y, Z là sản phẩm chính).
Tên gọi của Y, Z lần lượt là (ĐH A 2011)
A. 2-brom-1-phenylbenzen và stiren.
B. 1-brom-2-phenyletan và stiren.
C. 1-brom-1-phenyletan và stiren.
D. benzylbromua và toluen.
Câu 31: Cho phương trình hóa học: 2X + 2NaOH\(\,\,\xrightarrow{{+CaO,\,t^o}}\;\;\)2CH 4 + K2CO3 + Na2CO3 . Chất X là (ĐH B 2012)
A. CH3COOK.
B. CH2(COONa)2.
C. CH2(COOK)2.
D. CH3COONa.
Câu 32: Chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hai chất Y và Z. Cho Z tác đụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được Y. Chất X là (PTQG 2017)
A. CH3COOCH=CH2.
B. HCOOCH3.
C. CH3COOCH=CH-CH3.
D. HCOOCH=CH2.
Câu 33: Cho dãy chuyển hóa sau: CaC2\(\,\,\xrightarrow{{+H_2O}}\;\;\)X\(\,\,\xrightarrow[{{Pd/PbCO_3,\,t^o}}]{{+H_2}}\,\,\)Y \(\,\,\xrightarrow[{{H_2SO_4,\,t^o}}]{{+H_2O}}\,\,\)Z. Tên gọi của X và Z lần lượt là (ĐH B 2012)
A. axetilen và ancol etylic.
B. axetilen và etylen glicol.
C. etan và etanal.
D. etilen và ancol etylic.
Câu 34: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
\[X\xrightarrow{{C{H_3}OH/HCl,\,{t^o}}}Y\xrightarrow{{{C_2}{H_5}OH/HCl,\,{t^o}}}Z\xrightarrow{{NaOH\,đặc,\,{t^o}}}T\]
Biết X là axit glutamic, Y, Z, T là các chất hữu cơ chứa nitơ. Công thức phân tử của Y và T lần lượt là (Đề Minh Họa)
A. C6H12O4NCl và C5H7O4Na2N.
B. C7H14O4NCl và C5H7O4Na2N.
C. C6H12O4N và C5H7O4Na2N.
D. C7H15O4NCl và C5H8O4Na2NCl.
Câu 35: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: C2H2\(\,\,\xrightarrow{{ xt,\,t^o}}\;\;\)X\(\,\,\xrightarrow[{{Pd/PbCO_3,\,t^o}}]{{+H_2}}\,\,\)Y\(\,\,\xrightarrow[{{xt,\,p,\,t^o}}]{{+Z}}\,\,\) Cao su buna-N.
Các chất X, Y, Z lần lượt là: (ĐH B 2010)
A. benzen; xiclohexan; amoniac.
B. vinylaxetilen; buta-1,3-đien; acrilonitrin.
C. axetanđehit; ancol etylic; buta-1,3-đien.
D. vinylaxetilen; buta-1,3-đien; stiren.
Câu 36: Cho các chuyển hoá sau:
X + H2O\(\,\,\xrightarrow{{ xt,\,t^o}}\;\;\)Y ; Y + H2 \(\,\,\xrightarrow{{ Ni,\,t^o}}\;\;\)Sobitol
Y + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O\(\,\,\xrightarrow{{t^o}}\;\;\)Amoni gluconat + 2Ag + 2NH4NO3
Y\(\,\,\xrightarrow{{xt}}\;\;\)E + Z ; Z + H2O\( \;\;\xrightarrow[{{diệp\,lục}}]{{ánh\,sáng}}\;\; \)X + G
X, Y và Z lần lượt là: (CAO ĐẲNG 2009)
A. tinh bột, glucozơ và ancol etylic.
B. tinh bột, glucozơ và khí cacbonic.
C. xenlulozơ, fructozơ và khí cacbonic.
D. xenlulozơ, glucozơ và khí cacbon oxit.
Câu 37: Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(a) X + 2NaOH \(\,\,\xrightarrow{{t^o}}\;\;\) X1 + 2X2
(b) X1 + H2SO4 \(\:\:\longrightarrow \:\:\)X3 + Na2SO4
(c) nX3 + nX4 \(\,\,\xrightarrow{{t^o\,xt}}\;\;\)poli(etylenterephtalat) +2nH2O
(d) X2 + O2 \(\,\,\xrightarrow{{men\,giấm}}\;\;\)X5 + H2O
(e) X4 + 2X5 \(\,\,\xrightarrow{{H_2SO_4\,đặc,t^o}}\;\;\)X6 + 2H2O
Cho biết: X là este có công thức phân tử C12H14O4; X1, X2, X3, X4, X5, X6 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phân tử khối của X6 là (PTQG 2018)
A. 148.
B. 146.
C. 132.
D. 104.
Câu 38: Cho ba dung dịch X, Y, Z thỏa mãn các tính chất sau:
– X tác dụng với Y tạo thành kết tủa;
– Y tác dụng với Z tạo thành kết tủa;
– X tác dụng với Z có khí thoát ra.
Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là: (PTQG 2017)
A. NaHCO3, Ba(OH)2, KHSO4.
B. AlCl3, AgNO3, KHSO4.
C. KHCO3, Ba(OH)2, K2SO4.
D. NaHCO3, Ca(OH)2, HCl.
Câu 39: Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe3O4 + dung dịch HI (dư) → X + Y + H2O. Biết X và Y là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hoá. Các chất X và Y là (ĐH B 2010)
A. Fe và I2.
B. FeI3 và I2.
C. FeI3 và FeI2.
D. FeI2 và I2.
Câu 40: Cho kim loại M và các chất X, Y, Z thỏa mãn sơ đồ phản ứng sau:
\[M\xrightarrow{{ + C{l_2},{t^o}}}X\xrightarrow{{dung\,dịch\,Ba{{(OH)}_2}\,(dư )}}Y\xrightarrow{{ + C{O_2}(dư ) + {H_2}O}}{Z_ \downarrow }\]
Các chất X và Z lần lượt là (PTQG 2018)
A. AlCl3 và Al(OH)3.
B. AlCl3 và BaCO3.
C. CrCl3 và BaCO3.
D. FeCl3 và Fe(OH)3.
Câu 41: Cho sơ đồ phản ứng sau:
\[{X_1}\xrightarrow{{ + dd\,NaOH\,(dư )}}{X_2}\xrightarrow{{ + C{O_2}(dư ) + {H_2}O}}{X_3}\xrightarrow{{ + dd\,{H_2}S{O_4}}}{X_4}\xrightarrow{{ + dd\,N{H_3}}}{X_3}\xrightarrow{{{t^0}}}{X_5}\]
Biết X1, X2, X3, X4, X5 là các chất khác nhau của nguyên tố nhôm. Các chất X1 và X5 lần lượt là (PTQG 2018)
A. AlCl3 và Al2O3.
B. Al2O3 và Al.
C. Al2(SO4)3 và Al2O3.
D. Al(NO3)3 và Al.
Câu 42: Cho sơ đồ chuyển hoá (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):
NaOH \(\,\,\xrightarrow{{+dd\,X}}\;\;\)Fe(OH)2\(\,\,\xrightarrow{{+dd\,Y}}\;\;\) Fe2(SO4)3\(\,\,\xrightarrow{{+dd\,Z}}\;\;\) BaSO4.
Các dd (dung dịch) X, Y, Z lần lượt là: (CAO ĐẲNG 2008)
A. FeCl3, H2SO4 (đặc, nóng), BaCl2.
B. FeCl2, H2SO4 (loãng), Ba(NO3)2.
C. FeCl2, H2SO4 (đặc, nóng), BaCl2.
D. FeCl3, H2SO4 (đặc, nóng), Ba(NO3)2.
Câu 43: Cho sơ đồ chuyển hoá:
Butan-2-ol \(\,\,\xrightarrow{{H_2SO_4\,đặc,\,t^o}}\;\;\) X (anken) \(\,\,\xrightarrow{{+HBr}}\;\;\) Y\(\,\,\xrightarrow{{+Mg,\,ete\,khan}}\;\;\) Z . Trong đó X, Y, Z là sản phẩm chính. Công thức của Z là (ĐH B 2009)
A. (CH3)3C-MgBr.
B. H3-CH2-CH2-CH2-MgBr.
C. CH3-CH(MgBr)-CH2-CH3.
D. (CH3)2CH-CH2-MgBr.
Câu 44: Cho sơ đồ chuyển hóa giữa các hợp chất của crom:
\[Cr{(OH)_3}\xrightarrow{{KOH}}X\xrightarrow{{ + (C{l_2} + KOH)}}Y\xrightarrow{{ + {H_2}S{O_4}}}Z\xrightarrow{{ + (FeS{O_4} + {H_2}S{O_4})}}T\]
Các chất X, Y, Z, T theo thứ tự là: (ĐH B 2009)
A. KCrO2; K2Cr2O7; K2CrO4; CrSO4.
B. K2CrO4; KCrO2; K2Cr2O7; Cr2(SO4)3.
C. KCrO2; K2CrO4; K2Cr2O7; Cr2(SO4)3.
D. KCrO2; K2Cr2O7; K2CrO4; Cr2(SO4)3.
Câu 45: Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
\[Cr{(OH)_3}\xrightarrow{{KOH}}X\xrightarrow{{ + (C{l_2} + KOH)}}Y\xrightarrow{{ + {H_2}S{O_4}}}Z\xrightarrow{{ + (FeS{O_4} + {H_2}S{O_4})}}T\]
Biết X, Y, Z, T là các hợp chất của crom. Chất Z và T lần lượt là (Đề Minh Họa)
A. K2CrO4 và CrSO4.
B. K2Cr2O7 và Cr2(SO4)3.
C. K2CrO4 và Cr2(SO4)3.
D. K2Cr2O7 và CrSO4.
Câu 46: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ\(\:\:\longrightarrow \:\:\)X\(\:\:\longrightarrow \:\:\)Y\(\:\:\longrightarrow \:\:\)CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là (CAO ĐẲNG 2007)
A. CH3CHO và CH3CH2OH.
B. CH3CH2OH và CH3CHO.
C. CH3CH2OH và CH2=CH2.
D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.
Câu 47: Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):
Tinh bột \(\:\:\longrightarrow \:\:\)X \(\:\:\longrightarrow \:\:\)Y \(\:\:\longrightarrow \:\:\) Z \(\:\:\longrightarrow \:\:\) metyl axetat.
Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là: (CAO ĐẲNG 2008)
A. CH3COOH, CH3OH.
B. CH3COOH, C2H5OH.
C. C2H5OH, CH3COOH.
D. C2H4, CH3COOH.
Câu 48: Cho dãy chuyển hoá sau: \(X\xrightarrow{{ + \,\,\,C{O_{2\,\,\,}} + \,\,\,{H_2}O}}Y\xrightarrow{{ + NaOH}}X\). Công thức của X là (ĐH A 2014)
A. NaHCO3.
B. Na2CO3.
C. NaOH.
D. Na2O.
Câu 49: Thực hiện các phản ứng sau:
(1) X + CO2 \(\:\:\longrightarrow \:\:\) Y ; (2) 2X + CO2 \(\:\:\longrightarrow \:\:\) Z + H2O
(3) Y + T \(\:\:\longrightarrow \:\:\) Q + X + H2O ; (4) 2Y + T \(\:\:\longrightarrow \:\:\) Q + Z + 2H2O
Hai chất X, T tương ứng là: (PTQG 2017)
A. NaOH, Ca(OH)2.
B. Ca(OH)2, NaOH.
C. NaOH, NaHCO3.
D. Ca(OH)2, Na2CO3.
Câu 50: Cho sơ đồ phản ứng:\(\,\,Cr\xrightarrow{{ + C{l_2}\,dư,\,t^o }}X\xrightarrow{{ + \,\,dung\,\,dịch\,\,NaOH,\,dư }}Y\). Chất Y trong sơ đồ trên là (ĐH A 2013)
A. Na[Cr(OH)4].
B. Na2Cr2O7.
C. Cr(OH)2.
D. Cr(OH)3.
Câu 51: Cho sơ đồ chuyển hóa:
\[Fe\xrightarrow{{{H_2}S{O_4}\,\,loãng}}X\xrightarrow{{ + {K_2}C{r_2}{O_7}\, + \,\,{H_2}S{O_4}\,\,loãng}}Y\xrightarrow{{ + KOH\,\,dư }}Z\xrightarrow{{ + B{r_2} + KOH}}T\]
Biết các chất Y, Z, T là các hợp chất của crom. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là (Đề Minh Họa)
A. Fe2(SO4)3, Cr2(SO4)3, Cr(OH)3, KCrO2.
B. FeSO4, Cr2(SO4)3, Cr(OH)3, K2Cr2O7.
C. FeSO4, CrSO4, KCrO2, K2CrO4.
D. FeSO4, Cr2(SO4)3, KCrO2, K2CrO4.
Câu 52: Cho sơ đồ chuyển hóa giữa các hợp chất của crom:
\[Cr{O_3}\xrightarrow{{dung\,\,dịch\,\,NaOH\,\,dư }}X\xrightarrow{{ + \,\,FeS{O_4}\,\, + \,\,{H_2}S{O_4}\,\,loãng\,\,dư }}Y\xrightarrow{{dung\,\,dịch\,\,NaOH\,\,dư }}Z\]
chất X, Y, Z lần lượt là: (Đề Minh Họa)
A. Na2Cr2O7, CrSO4, NaCrO2.
B. Na2CrO4, Cr2(SO4)3, NaCrO2.
C. Na2Cr2O7, Cr2(SO4)3, Cr(OH)3.
D. Na2CrO4, CrSO4, Cr(OH)3.
Câu 53: Cho sơ đồ các phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường:
\[NaCl\xrightarrow[{c.m.n}]{{dpdd}}X\xrightarrow{{ + FeC{l_2}}}Y\xrightarrow{{ + {O_2} + {H_2}O}}Z\xrightarrow{{ + HCl}}T\xrightarrow{{ + Cu}}CuC{l_2}\]
Hai chất X, T lần lượt là (PTQG 2017)
A. NaOH, Fe(OH)3.
B. NaOH, FeCl3.
C. Cl2, FeCl3.
D. Cl2, FeCl2.
Câu 54: Cho các sơ đồ phản ứng sau:
X1 + H2O \(\:\:\xrightarrow[{c.m.n}]{{dpdd}}X\xrightarrow\:\:\) X2 + X3 ↑+ H2↑
X2 + X4 \(\:\:\longrightarrow \:\:\)BaCO3 + Na2CO3 + H2O
X2 + X3 \(\:\:\longrightarrow \:\:\)X1 + X5 + H2O
X4 + X6 \(\:\:\longrightarrow \:\:\)BaSO4 + K2SO4 + CO2 + H2O
Các chất X2, X5, X6 lần lượt là (PTQG 2017)
A. NaHCO3, NaClO, KHSO4.
B. KOH, KClO3, H2SO4.
C. NaOH, NaClO, KHSO4.
D. NaOH, NaClO, H2SO4.
Câu 55: Cho sơ đồ phản ứng: CH4\(\,\,\xrightarrow{{+X\,(xt,\,t^o)}}\;\;\)Y\(\,\,\xrightarrow{{+Z\,(xt,\,t^o)}}\;\;\)T\(\,\,\xrightarrow{{+M\,(xt,\,t^o)}}\;\;\)CH3COOH (X, Z, M là các chất vô cơ, mỗi mũi tên ứng với một phương trình phản ứng). Chất T trong sơ đồ trên là
A. CH3OH.
B. C2H5OH.
C. CH3CHO.
D. CH3COONa.
Câu 56: Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:
X + NaOH\(\:\:\longrightarrow \:\:\)Y + Z
Y(r) + NaOH(r) \(\,\,\xrightarrow{{ CaO,\,t^o}}\;\;\)Na2CO3 + CH4
Z + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O\(\:\:\longrightarrow \:\:\)CH3COONH4 +2NH4NO3 + 2Ag
Chất X là (CAO ĐẲNG 2014)
A. etyl format.
B. vinyl axetat.
C. metyl acrylat.
D. etyl axetat.
Câu 57: Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau:
\[\begin{gathered}
X\xrightarrow{{{t^o}}}{X_1} + C{O_2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{X_1} + {H_2}O\xrightarrow{{}}{X_2} \hfill \\
{X_2} + Y\xrightarrow{{{t^o}}}X + {Y_1} + {H_2}O\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{X_2} + Y\xrightarrow{{}}X + {Y_2} + 2{H_2}O \hfill \\
\end{gathered} \]
Hai muối X, Y tương ứng là (CAO ĐẲNG 2008)
A. CaCO3, NaHSO4.
B. MgCO3, NaHCO3.
C. CaCO3, NaHCO3.
D. BaCO3, Na2CO3.
Câu 58: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
(a) C3H4O2 + NaOH → X + Y
(b) X + H2SO4 (loãng) → Z + T
(c) Z + dd AgNO3/NH3 (dư) → E + Ag + NH4NO3
(d) Y + dd AgNO3/NH3 (dư) → F + Ag + NH4NO3
Chất E và chất F theo thứ tự là (ĐH A 2012)
A. HCOONH4 và CH3COONH4.
B. HCOONH4 và CH3CHO.
C. (NH4)2CO3 và CH3COOH.
D. (NH4)2CO3 và CH3COONH4.
Câu 59: Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:
\[\begin{gathered}
{X_1} + {H_2}O\xrightarrow{{điện\,phân\,c.m.n}}{X_2} + X_3^ \uparrow + H_2^ \uparrow \hfill \\
{X_2} + {X_4}\xrightarrow{{}}BaC{O_{3\,\, \downarrow }} + {K_2}C{O_3} + {H_2}O \hfill \\
\end{gathered} \]
Hai chất X2, X4 lần lượt là: (ĐH A 2014)
A. KHCO3, Ba(OH)2.
B. NaOH, Ba(HCO3)2.
C. NaHCO3, Ba(OH)2.
D. KOH, Ba(HCO3)2.
Câu 60: Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(a) X + 2NaOH \(\,\,\xrightarrow{{t^o}}\;\;\) X1 + 2X2
(b) X1 + H2SO4 \(\:\:\longrightarrow \:\:\)X3 + Na2SO4
(c) nX3 + nX4 \(\,\,\xrightarrow{{t^o\,xt}}\;\;\)poli(etylenterephtalat) +2nH2O
(d) X2 + CO \(\,\,\xrightarrow{{t^o,\,xt}}\;\;\)X5
(e) X4 + 2X5 \(\,\,\xrightarrow{{H_2SO_4\,đặc,t^o}}\;\;\)X6 + 2H2O
Cho biết: X là este có công thức phân tử C10H10O4; X1, X2, X3, X4, X5, X6 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phân tử khối của X6 là (PTQG 2018)
A. 104.
B. 118.
C. 132.
D. 146.
Câu 61: Cho các phản ứng:
(1) Cu2O + Cu2S \(\,\,\xrightarrow{{t^o}}\;\;\) ; (2) Cu(NO3)2\(\,\,\xrightarrow{{t^o}}\;\;\)
(3) CuO + CO \(\,\,\xrightarrow{{t^o}}\;\;\) ; (4) CuO + NH3\(\,\,\xrightarrow{{t^o}}\;\;\)
Số phản ứng tạo ra kim loại Cu là (ĐH A 2014)
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Câu 62: Cho sơ đồ chuyển hóa: CH3Cl\(\,\,\xrightarrow{{+KCN}}\;\;\)X\(\,\,\xrightarrow{{+H_3O^+,\,t^o}}\;\;\)Y. Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là: (ĐH A 2013)
A. CH3CN, CH3CHO.
B. CH3NH2, CH3COONH4.
C. CH3CN, CH3COOH.
D. CH3NH2, CH3COOH.
Câu 63: Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(a) X +2 NaOH \(\,\,\xrightarrow{{t^o}}\;\;\) X1 + X2 + H2O
(b) X1 + H2SO4 \(\:\:\longrightarrow \:\:\)X3 + Na2SO4
(c) nX3 + nX4 \(\,\,\xrightarrow{{t^o\,xt}}\;\;\)poli(etylenterephtalat) +2nH2O
(d) X3 + 2X2 \(\,\,\xrightarrow{{H_2SO_4\,đặc,t^o}}\;\;\)X5 + 2H2O
Cho biết: X là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C10H10O4; X1, X2, X3, X4, X5 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phân tử khối của X5 là (PTQG 2018)
A. 202.
B. 222.
C. 118.
D. 194.
Câu 64: Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(a) X + 2NaOH \(\:\:\longrightarrow \:\:\) X1 + X2 + H2O
(b) X1 + H2SO4 \(\:\:\longrightarrow \:\:\) X3 + Na2SO4
(c) nX3 + nX4 \(\:\:\longrightarrow \:\:\) nilon-6,6 + 2nH2O
(d) 2X2 + X3 \(\:\:\longrightarrow \:\:\) X5 + 2H2O
Phân tử khối của X5 là (ĐH A 2012)
A. 202.
B. 174.
C. 198.
D. 216.
Câu 65: Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(a) X +2 NaOH \(\,\,\xrightarrow{{t^o}}\;\;\) X1 + X2 + H2O
(b) X1 + H2SO4 \(\:\:\longrightarrow \:\:\)X3 + Na2SO4
(c) nX3 + nX4 \(\,\,\xrightarrow{{t^o\,xt}}\;\;\)poli(etylenterephtalat) +2nH2O
(d) X3 + 2X2 \(\,\,\xrightarrow{{H_2SO_4\,đặc,t^o}}\;\;\)X5 + 2H2O
Cho biết: X là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C9H8O4; X1, X2, X3, X4, X5 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phân tử khối của X5 là (PTQG 2018)
A. 222.
B. 118.
C. 90.
D. 194.
Câu 66: Cho sơ đồ chuyển hoá: P2O5 \(\,\,\xrightarrow{{+KOH}}\;\;\)X \(\,\,\xrightarrow{{+H_3PO_4}}\;\;\)Y \(\,\,\xrightarrow{{+KOH}}\;\;\)Z. Các chất X, Y, Z lần lượt là (ĐH B 2010)
A. KH2PO4, K3PO4, K2HPO4.
B. K3PO4, K2HPO4, KH2PO4.
C. KH2PO4, K2HPO4, K3PO4.
D. K3PO4, KH2PO4, K2HPO4.
Câu 67: Cho sơ đồ phản ứng sau:
\[\begin{gathered}
R + 2HC{l_{(\,loãng\,)}}\xrightarrow{{{t^0}}}RC{l_2} + {H_2} \hfill \\
2R + 3C{l_2}\xrightarrow{{{t^0}}}2RC{l_3} \hfill \\
R{(OH)_3} + NaO{H_{(\,loãng\,)}}\xrightarrow{{}}NaR{O_2} + 2{H_2}O \hfill \\
\end{gathered} \]
Kim loại R là (ĐH A 2014)
A. Fe.
B. Al.
C. Cr.
D. Mg.
Câu 68: Chất X có công thức phân tử C4H9O2N. Biết:
X + NaOH\(\,\,\xrightarrow{{t^o}}\;\;\)Y + CH4O ; Y + HCl (dư)\(\:\:\longrightarrow \:\:\)Z + NaCl
Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là (CAO ĐẲNG 2009)
A. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH2)COOH.
B. H2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH.
C. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.
D. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.
Câu 69: Cho sơ đồ chuyển hoá quặng đồng thành đồng:
CuFeS2\(\,\,\xrightarrow{{+O_2,\,t^o}}\;\;\)X\(\,\,\xrightarrow{{+O_2,\,t^o}}\;\;\)Y\(\,\,\xrightarrow{{+X,\,t^o}}\;\;\)Cu. Hai chất X, Y lần lượt là: (ĐH A 2008)
A. Cu2O, CuO.
B. Cu2S, Cu2O.
C. CuS, CuO.
D. Cu2S, CuO.
Câu 70: Cho các sơ đồ phản ứng sau:
(a) X (dư) + Ba(OH)2 \(\:\:\longrightarrow \:\:\) Y + Z ; (b) X + Ba(OH)2 (dư) \(\:\:\longrightarrow \:\:\) Y + T + H2O
Biết các phản ứng đều xảy ra trong dung dịch và chất Y tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng. Hai chất nào sau đây đều thỏa mãn tính chất của X? (PTQG 2018)
A. AlCl3, Al2(SO4)3.
B. AlCl3, Al(NO3)3.
C. Al(NO3)3, Al(OH)3.
D. Al(NO3)3, Al2(SO4)3.